Thứ Ba, 5 tháng 10, 2021

3 nội dung truyền thông tạo ấn tượng mạnh với khách hàng

1. Sex

Sex là hình thức phổ biến cho các chiến dịch truyền thông và thường nhận được sự quan tâm lớn của các đối tượng hướng đến. Nguyên nhân chính bởi sex là một vấn đề nhạy cảm, ít khi được đưa ra bàn luận một cách trực tiếp nhưng vì vậy mà nó lại kích thích trí tò mò từ nhiều người. Rất nhiều đơn vị đã thành công trong việc áp dụng hình ảnh sexy phục vụ quảng cáo như việc tạp chí Play Boy đã trở thành biểu tượng của ngành công nghiệp sex thế kỷ XX với các nàng thỏ gợi cảm.

Chiến dịch truyền thông sử dụng yếu tố sex thường được sử dụng với các lĩnh vực liên quan tới thuốc lá, bao cao su, nội y… Ví dụ điển hình là trong chiến dịch chống hút thuốc lá ở Pháp. Trong quảng cáo mà chiến dịch này đưa ra là hình ảnh những thanh niên (nam hoặc nữ) quỳ gối trước một người đàn ông và ngậm điếu thuốc. Dưới những hình ảnh đó là dòng chữ “Hút thuốc là làm nô lệ cho thuốc lá”. Điều đặc biệt tạo ấn tượng với người xem đến từ việc điếu thuốc dường như mọc ra từ quần của người đàn ông. Quảng cáo này đã tạo ấn tượng rất mạnh vì vừa giúp người xem hiểu được tác hại của thuốc lá, đồng thời lên án thói bạo lực tình dục.

Tuy nhiên không phải cứ áp dụng sex vào chiến dịch truyền thông, marketing là thành công. Điển hình như hãng máy bay VietJetAir với bộ hình các hotgirl mặc bikini chụp ảnh trước máy bay. Theo đánh giá của những nhà làm truyền thông, cách mà VietJetAir sử dụng “sex” cho chiến dịch của mình gây tác động ngược bởi khi nhìn vào những tấm hình đó, mọi người cảm thấy phản cảm nhiều hơn. Những bức hình bikini không đưa ra được thông điệp cụ thể nào, không giúp khách hàng nhận thức được đây là hãng truyền thông giá rẻ, càng không đưa ra được hình ảnh chuyên nghiệp trong cách hoạt động. Chưa kể đến việc những tấm hình đó chỉ có tác dụng với đấng mày râu còn chị em phụ nữ thì tỏ ra rất bực mình.

Sex là công cụ hiệu quả để làm truyền thông nhưng nó là con dao 2 lưỡi có thể xóa bỏ hình ảnh mà bạn dày công xây dựng. Vì vậy trước khi áp dụng hình thức này cần có nghiên cứu, đánh giá cụ thể về chất lượng bao bi nhua.

2. Dựa hơi những vấn đề đang hot

Đây cũng là cách làm truyền thông hiệu quả, đảm bảo hiệu quả cho các chiến dịch viral marketing. Tiêu biểu như chiến dịch truyền thông của giaytot.com khi lợi dịch bài hit Gangnam Style của nghệ sỹ PSY. Giaytot.com đã thực hiện một clip cover vui nhộn với lời bài hát về dịch vụ giaytot. Nhờ những cảnh quay ấn tượng, nền nhạc sôi động kết hợp với độ hot của Gangnam Style, clip đã thu hút gần 5 triệu người xem – một con số cực khủng với đơn vị bán giày online nhỏ. Những câu hát quen thuộc, vui nhộn như: “Ở đây có rất nhiều giày-Nói chung là lên website nhìn phát là thấy có rất nhiều giày- Giày da, giày lười, xăng đan, xỏ ngón ôi trời ơi quá nhiều giày-Đủ size, đủ màu, kiểu dáng hay ho công nhận là quá nhiều giày” được người xem thuộc làu trong đầu, từ đó nghiễm nhiên khiến giaytot.com trở nên được yêu thích, lan truyền với tốc độ lớn.

Ở đây người xem thấy clip PR lộ liễu cho website giaytot.com nhưng không ai cảm thấy khó chịu và lượng người truy cập website giaytot tăng lên chóng mặt. Đây là ví dụ điển hình trong việc “dựa hơi” người nổi tiếng trong các chiến dịch truyền thông.

3. Khai thác tâm lý cá nhân của người Việt

Tình cảm gia đình

Người Việt chắc chắn vẫn còn nhớ tới quảng cáo “Neptune về nhà đón tết” của Neptune – clip khai thác những nét đẹp trong văn hóa người Việt. Với thông điệp “Và nhà đón tết, Gia đình trên hết”, “Quà nào bằng gia đình sum họp” Neptune tạo ra một cơn sốt có sức lan tỏa mạnh mẽ và giúp họ chiếm trọn được cảm tình của khán giản nhờ sự nắm bắt, thấu hiểu tâm lý của người Việt. Câu hội thoại của đứa trẻ “Bố ơi con nhận được nhiều quà lắm, nhưng con chỉ muốn bố về nhà đón Tết thôi; Con để dành được nhiều lì xì lắm, bố không cần làm việc vất vả đâu” khiến nhiều khán giả chia sẻ hàng ngày họ chỉ mong tivi chiếu đến đoạn quảng cáo này để xem.  Chỉ trong một thời ngắn, clip đã thu hút được hơn 1 triệu người xem cùng hàng ngàn phản hồi xúc động – một con số mơ ước của nhiều nhãn hàng.

Tìm hiểu thêm: Túi tự huỷ sinh học  

Neptune về nhà đón tết – một trong những quảng cáo cực kỳ thành công

Câu chuyện từ đoạn quảng cáo của Neptune đã cho chúng ta thấy rõ rằng, những nội dung liên quan đến tình cảm gia đình, tình yêu thương cha mẹ luôn nhận được sự đón nhận của người tiêu dùng.

Khơi dậy niềm tin của con người

Mới đây vào tháng 11/2014, Hiệp hội Mobile Marketing (MMA), tổ chức lớn nhất thế giới về tiếp thị di động đã lựa chọn ra những chiến dịch quảng cáo ấn tượng nhất Việt Nam năm 2014, trong đó quảng cáo của nhãn hàng Dove: Dove Selfie – vẻ đẹp đích thực được đánh giá rất cao. Đối tượng chính của chiến dịch là những bạn gái rất ngần ngại chụp ảnh tự sướng vì bản thân họ không được bắt mắt trên ảnh hoặc có quá nhiều nhược điểm.

Chiến dịch quảng cáo được đánh giá cao ở yếu tố cảm xúc, nhân văn, biết khơi dậy niềm tin của con người nhờ thông điệp “Cái đẹp không hẳn là đi tìm kiếm một vẻ đẹp hoàn hảo, cố gắng giảm cân hay phẫu thuật thẩm mỹ mà thay vào đó phụ nữ đẹp nhất khi họ tự tin vào chính mình, khi họ hạnh phúc, khỏe mạnh và luôn mỉm cười với cuộc sống”. Điều mà Dove làm được trong chiến dịch của mình không phải đến từ sự độc, lạ mà chủ yếu biết khai thác vào những yếu tố tâm lý của con người.

Qua 2 ví dụ trên ta có thể thấy, những concept truyền thông liên quan tới tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước hay kích thích tình cảm của con người thường được người Việt đón nhận. Bạn có thể tận dụng nó trong các chiến dịch truyền thông của mình.

Tham khảo một số bài viết lien quan

3 nội dung truyền thông tạo ấn tượng mạnh với khách hàng

4 sai lầm khi phát triển năng lực lãnh đạo doanh nghiệp

5 bí quyết giữ quan hệ tốt với khách hàng

Bí quyết “giữ vững phong độ” cho nhãn hiệu

5 điều cần chú ý khi kinh doanh trực tuyến

7 điều không nên nói với khách hàng của bạn

Học cách tiếp thị bằng nội dung hiệu quả

Làm thế nào để khách hàng trẻ tuổi trung thành với thương hiệu của bạn?



5 lý do mạng xã hội không phù hợp với công ty của bạn

3 mẹo SEO hữu ích trước những cập nhật mới nhất từ Google

"6 KHÔNG" khiến bạn kinh doanh thất bại!

8 lý do chọn "lặt vặt" hơn "đắt tiền" để khởi nghiệp

4 lưu ý khi xây dựng team Marketing thời trang

Tại sao kinh doanh không thể thiếu email marketing?

6 lưu ý cho bài viết chuẩn SEO

10 lỗi thường gặp khi lên kế hoạch Marketing

10 quy luật viết content marketing hiệu quả của David Ogilvy (p2)

10 quy luật viết content marketing hiệu quả của David Ogilvy (p1)

4 lưu ý khi thiết kế Backdrop Branding

6 tuyệt chiêu marketing nhỏ "hút khách ầm ầm" trong mùa World cup

Bão đỏ quay cuồng, dùng CONTENT thế nào để không đắm xuồng chết yểu?!

Cần làm gì để kinh doanh thời trang trên mạng hiệu quả?

4 sai lầm khi phát triển năng lực lãnh đạo doanh nghiệp

Có 4 sai lầm chính mà lãnh đạo DN cần lưu ý:

1. Chương trình đào tạo không liên kết với chiến lược phát triển kinh doanh

Rất ít khi giám đốc nhân sự hay phụ trách đào tạo trong DN chủ động thảo luận chi tiết về chương trình đào tạo phát triển năng lực lãnh đạo (PTNLLĐ) với ban lãnh đạo để có thể kết nối được chiến lược phát triển kinh doanh của công ty với mục tiêu của chương trình đào tạo.

Ngay trong giai đoạn đầu lên kế hoạch đào tạo, DN nên tự hỏi: Chương trình đào tạo này nhằm mục đích gì? Nếu câu trả lời là để hỗ trợ cho chiến lược tăng trưởng, mở rộng thị trường, thì người lãnh đạo có thể phải có tư duy sáng tạo để đưa ra nhiều ý tưởng mới; khả năng đặt ra và thực hiện các chiến lược kinh doanh hiệu quả; kỹ năng lên kế hoạch và giám sát thực hiện.

Còn nếu câu trả lời là để tăng trưởng bằng cách phát triển nội lực thì DN sẽ cần những nhà lãnh đạo có khả năng phát hiện, nuôi dưỡng và phát triển các tài năng trong DN của mình.

2. Cho đi “học” nhưng không tạo điều kiện để “hành”

Thực tế cho thấy khi tham gia các khóa học về kỹ năng quản lý, lãnh đạo, học viên chỉ nhớ được khoảng 10 – 20% những kiến thức được học. Nếu không thường xuyên áp dụng những kiến thức này vào công việc hằng ngày thì sau một thời gian chúng cũng sẽ “rơi rụng hết”.

Giải pháp cho vấn đề này là phải tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa chương trình PTNLLĐ với công việc, dự án thực tế để tạo môi trường cho người học áp dụng, rèn luyện các kỹ năng, kiến thức mới và từ đó phát triển dần thành những thói quen, hành vi ứng xử thường ngày trong công việc in bao bi nhua.

3. Không thay đổi cách tư duy, nhận thức cũ.

Để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả hơn thì người quản lý phải thay đổi, xây dựng cho mình những thói quen hay cách hành xử mới. Ví dụ như phải biết lắng nghe nhân viên nhiều hơn thay vì độc đoán, phải biết chia sẻ công việc với nhân viên thay vì ôm đồm quá nhiều việc.

Đây thực sự là thách thức rất lớn vì thay đổi cách suy nghĩ của một người bình thường đã khó, thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề của một người quản lý lại càng khó hơn. Họ sẽ thắc mắc tại sao lại phải thay đổi nếu mọi chuyện vẫn ổn.

Do đó, lãnh đạo công ty cần phân tích, thảo luận chi tiết tại sao họ cần thay đổi, chỉ ra những khó khăn, thách thức trong quá trình thay đổi bản thân thì mới mong phát triển người quản lý đạt tới một cấp độ mới về năng lực lãnh đạo.

Tìm hiểu thêm: Túi tự huỷ sinh học  

4. Không đo lường được hiệu quả đào tạo.

Các công ty luôn đề cao tầm quan trọng của PTNLLĐ nhưng lại không đo lường được hiệu quả của các chương trình đào tạo đó.

Một giải pháp là đánh giá mức độ thay đổi hành vi của người tham gia sau chương trình, như có thể dùng công cụ khảo sát 360 độ feedback ở ngay đầu chương trình và sau đó thực hiện một cuộc khảo sát tương tự sau 6 tháng hay 1 năm. Một cách khác là đo lường sự ảnh hưởng của chương trình đào tạo đến kết quả hoạt động của công ty.

Ví dụ, một công ty sản xuất đã đo lường sự thành công của chương trình PTNLLĐ bằng cách so sánh năng suất làm việc trung bình của bộ phận sản xuất được quản lý bởi những người quản đốc trước và sau khi tham gia đào tạo. Họ cũng so sánh năng suất làm việc của bộ phận đó với các bộ phận khác được quản lý bởi những người không được tham gia đào tạo.

Tham khảo một số bài viết lien quan

3 nội dung truyền thông tạo ấn tượng mạnh với khách hàng

4 sai lầm khi phát triển năng lực lãnh đạo doanh nghiệp

5 bí quyết giữ quan hệ tốt với khách hàng

Bí quyết “giữ vững phong độ” cho nhãn hiệu

5 điều cần chú ý khi kinh doanh trực tuyến

7 điều không nên nói với khách hàng của bạn

Học cách tiếp thị bằng nội dung hiệu quả

Làm thế nào để khách hàng trẻ tuổi trung thành với thương hiệu của bạn?



5 lý do mạng xã hội không phù hợp với công ty của bạn

3 mẹo SEO hữu ích trước những cập nhật mới nhất từ Google

"6 KHÔNG" khiến bạn kinh doanh thất bại!

8 lý do chọn "lặt vặt" hơn "đắt tiền" để khởi nghiệp

4 lưu ý khi xây dựng team Marketing thời trang

Tại sao kinh doanh không thể thiếu email marketing?

6 tuyệt chiêu marketing nhỏ "hút khách ầm ầm" trong mùa World cup

Bão đỏ quay cuồng, dùng CONTENT thế nào để không đắm xuồng chết yểu?!

Cần làm gì để kinh doanh thời trang trên mạng hiệu quả?

5 bí quyết giữ quan hệ tốt với khách hàng

Nhưng làm thế nào để khách hàng không cảm thấy doanh nghiệp đang nỗ lực “cross sell” (bán thêm sản phẩm mới) hay thôi thúc họ quay trở lại mua hàng nhiều hơn mỗi khi họ nhìn thấy email hay số điện thoại của doanh nghiệp gọi đến? Điều ấy không khó, vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ duy trì một sự liên hệ ý nghĩa và đáng nhớ, đặc biệt là cùng với một mục tiêu có lợi cho khách hàng, hơn là chỉ có lợi cho doanh nghiệp. Sau đây là 5 bí quyết mà doanh nghiệp nên lưu tâm.

1. Đặt chuông báo cho mỗi khách hàng hoặc nhóm khách hàng

Hiện có rất nhiều công cụ có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát và theo dõi hiệu quả hơn dữ liệu khách hàng của mình. Chẳng hạn như Google Alerts, Talkwalker hoặc Mention đều có thể sử dụng trong các ứng dụng thông thường lẫn trực tuyến, mạng xã hội. Chọn lựa một công cụ phù hợp nhất và lắp đặt cách thức cảnh báo dựa theo tên khách hàng, tên doanh nghiệp, ngành nghề họ hoạt động, ngày sinh hoặc mối quan tâm cá nhân của họ.

Sau đó, doanh nghiệp có lý do chính xác và phù hợp nhất để quay lại với khách hàng và đưa ra lời hỏi thăm phù hợp nhất, chẳng hạn như mừng sinh nhật, mừng ngày lễ của nghề (giáo viên, bác sĩ…), các thông tin về lĩnh vực kinh doanh, đối thủ của họ, xu hướng trong lĩnh vực… bao bi nhua Điều quan trọng là để cho khách hàng biết rằng bạn nhớ đến họ trong một bối cảnh hết sức ý nghĩa vì “Tôi nghĩ ngay đến anh/chị khi nhìn thấy điều này…”.

2. Gợi ý đưa ra lời giới thiệu

Rất nhiều người không cảm thấy thoải mái khi kêu gọi ai đó viết lời giới thiệu cho họ trên tài khoản LinkedIn. Do đó, hãy chủ động làm ngay điều ấy cho khách hàng của mình trước khi họ lên tiếng. Điều này không chỉ tăng cường mối quan hệ song phương mà còn có cơ hội ít nhiều gợi nhắc dịch vụ của bạn khi thảo luận về cách mà bạn và khách hàng cùng hợp tác trước đây.

Hoặc bước xa hơn, hãy đóng vai trò là người nhận định tiêu chuẩn khi giới thiệu dịch vụ của khách hàng cho những khách hàng khác. Nếu bạn chọn lựa đúng đối tượng, cả hai sẽ vô cùng trân trọng lời giới thiệu từ bạn. Đừng quên rằng người ta có xu hướng yêu mến và ghi nhớ những ai yêu mến họ.

3. Sử dụng PR

Tiếp thị nội dung đang trở thành một chiêu thức tiếp thị rất được công chúng quan tâm. Nhưng phải làm gì nếu doanh nghiệp không có nội dung? Hãy bắn hạ hai con nhạn chỉ bằng một mũi tên. Đó là đọc kỹ thông tin của khách hàng, kêu gọi họ chia sẻ lời khuyên, bí quyết, chiến lược… Bạn có nội dung để tiếp thị và giành được cả sự trân trọng từ khách hàng.

Tìm hiểu thêm: Túi tự huỷ sinh học  

4. Thực hiện những nghĩa cử đẹp

Xây dựng một mối quan hệ tốt với khách hàng không hoàn toàn là mũi tên một chiều vì sau cùng doanh nghiệp cũng được một giá trị đáp lại, chẳng hạn như doanh số. Nhưng trong lúc tiếp xúc với khách hàng, hãy bỏ qua những gì mình muốn mà tập trung vào những gì có thể làm được cho khách hàng. Đi cùng một chút sáng tạo, danh sách những điều doanh nghiệp có thể làm cho khách hàng trở nên dài bất tận.

5. Yêu cầu sự đóng góp tự nguyện từ khách hàng

Câu hỏi “Theo bạn, những gì chúng tôi cần làm thêm để cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ?” tỏ ra quá chuẩn mực, hãy đi xa hơn khi hỏi khách hàng có thể cùng bạn chia sẻ những kiến thức và bí quyết thành công hay không. Hỏi xem họ có muốn trải nghiệm sản phẩm mới cùng bạn để đưa ra ý kiến, nhận định, bình luận… Đừng quên mời khách hàng dùng bữa trưa hay gửi thiệp cảm ơn sự đóng góp của họ sau đó.

Tham khảo một số bài viết lien quan

3 nội dung truyền thông tạo ấn tượng mạnh với khách hàng

4 sai lầm khi phát triển năng lực lãnh đạo doanh nghiệp

5 bí quyết giữ quan hệ tốt với khách hàng

Bí quyết “giữ vững phong độ” cho nhãn hiệu

5 điều cần chú ý khi kinh doanh trực tuyến

7 điều không nên nói với khách hàng của bạn

Học cách tiếp thị bằng nội dung hiệu quả

Làm thế nào để khách hàng trẻ tuổi trung thành với thương hiệu của bạn?



5 lý do mạng xã hội không phù hợp với công ty của bạn

3 mẹo SEO hữu ích trước những cập nhật mới nhất từ Google

"6 KHÔNG" khiến bạn kinh doanh thất bại!

8 lý do chọn "lặt vặt" hơn "đắt tiền" để khởi nghiệp

4 lưu ý khi xây dựng team Marketing thời trang

Tại sao kinh doanh không thể thiếu email marketing?

6 lưu ý cho bài viết chuẩn SEO

10 lỗi thường gặp khi lên kế hoạch Marketing

10 quy luật viết content marketing hiệu quả của David Ogilvy (p2)


Bí quyết “giữ vững phong độ” cho nhãn hiệu

Nếu doanh nghiệp không có động thái hay kế hoạch nào để bảo vệ vị trí hàng đầu của mình thì khả năng bị các đối thủ cạnh tranh khác đuổi kịp và thậm chí qua mặt là điều khó có thể tránh khỏi.

Mard Di Somma, một chuyên gia quản trị nhãn hiệu, cây bút thường xuyên của tạp chí Branding Strategy Insider (BSI) đưa ra những lời khuyên sau đây giúp các nhãn hiệu hàng đầu duy trì được vị trí của mình trên thị trường.

1. Thay đổi các “luật chơi” có lợi cho mình

Với tư cách là người dẫn đầu thị trường, doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến các đối thủ khác trong cùng ngành. Chủ động thay đổi cách cạnh tranh trong ngành hay đặc tính cơ bản của sản phẩm và dịch vụ sẽ làm cho các đối thủ khác khó có thể đuổi theo kịp doanh nghiệp.

Khi đó, một số đối thủ cạnh tranh buộc phải tìm những cách khác để đối phó, một số khác sẽ chờ đợi và quan sát những thay đổi của doanh nghiệp và có thể chấp nhận là người đi theo sau (followers).

2. Mở rộng tầm ảnh hưởng

Có thể xem cách làm của Coca Cola là một trường hợp điển hình. Thay vì xác định là một công ty chỉ sản xuất nước ngọt (soft drink), Coca luôn nói về mình như một nhà sản xuất nước giải khát bao bi nhua.

Mặc dù chúng ta có thể tranh luận rằng liệu những nhãn hiệu như thế có đủ năng lực như cách họ nói về mình hay không, nhưng với một nhãn hiệu vốn đã mạnh, cách xác định phạm vi hoạt động như vậy sẽ giúp nhãn hiệu ấy mở rộng tầm ảnh hưởng sang những lĩnh vực, thị trường khác, nhất là ở những nơi mà các đối thủ hiện tại đang hoạt động yếu ớt.

Bí quyết giữ vững phong độ cho nhãn hiệu

3. Phát triển các quan hệ mới

Di Somma khuyên các nhãn hiệu hàng đầu nên “chơi” với các nhãn hiệu hàng đầu vốn không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. Lý do là những mối quan hệ như thế thường đem lại lợi ích cho cả hai bên.

Các nhãn hiệu hàng đầu trong một ngành có thể “bắt tay” với các nhãn hiệu hàng đầu ở một ngành khác dưới các hình thức liên doanh, hợp tác hay tài trợ. Một cách làm khác là mua lại.

Bằng cách mua lại các nhãn hiệu nhỏ hơn, các nhãn hiệu dẫn đầu thị trường có thể làm giảm áp lực cạnh tranh cho mình và tăng thị phần. Chẳng hạn, với việc mua lại Umbro, Nike đã đưa vị trí của mình trở thành công ty cung cấp trang phục cho môn thể thao bóng đá lớn nhất thế giới.

4. Đi tiên phong trong các cuộc cạnh tranh vì lợi ích của người tiêu dùng

Nếu chỉ đơn thuần cạnh tranh vì lợi ích trước mắt của mình, doanh nghiệp sẽ khó có thể duy trì được uy tín, thế mạnh của nhãn hiệu một cách lâu dài trong tâm trí của người tiêu dùng.

Thay vào đó, hãy cạnh tranh bằng cách gắn liền nhãn hiệu của mình với những ý tưởng lớn hơn, đi tiên phong trong các ý tưởng mới hướng đến phục vụ lợi ích của người tiêu dùng và cộng đồng, từ đó tạo ra những tác động xã hội tích cực và thu hút thêm những khách hàng mới vốn trước đây không quan tâm đến việc sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp.

Khi đó, khách hàng sẽ bị thuyết phục hơn với việc doanh nghiệp đánh bại một đối thủ cạnh tranh nào đó để hướng đến những mục đích cao đẹp.

5. Tạo ra một hệ thống sản phẩm và dịch vụ khép kín

Một khi đã dẫn đầu thị trường, cách làm hiệu quả nhất để duy trì vị trí này là làm cho người tiêu dùng ngày càng bị lệ thuộc vào các dòng sản phẩm của mình.

Có thể xem Apple là một ví dụ. Bằng cách tạo ra những sản phẩm phần cứng và hệ điều hành chỉ hoạt động tối ưu khi được kết nối đồng bộ với các thiết bị của chính nhãn hiệu này hay các phần mềm đã được nhãn hiệu này kiểm duyệt, Apple đã giảm bớt được áp lực cạnh tranh khi làm cho khách hàng lệ thuộc vào các dòng sản phẩm và dịch vụ liên quan của mình.

6. Mở thêm thị trường mới

Bằng cách mở thêm các kênh phân phối và các thị trường địa lý mới, các nhãn hiệu dẫn đầu thị trường trong một khu vực có thể mở rộng mức độ thâm nhập thị trường và phạm vi ảnh hưởng ra toàn cầu.

Hiện Nay, Nike vẫn còn lệ thuộc nhiều vào các đối tác bán lẻ nhưng dự kiến trong vòng năm năm tới, nhãn hiệu này sẽ mở thêm 300 cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới như một kế hoạch củng cố vị thế của mình.

Tham khảo một số bài viết lien quan

3 nội dung truyền thông tạo ấn tượng mạnh với khách hàng

4 sai lầm khi phát triển năng lực lãnh đạo doanh nghiệp

5 bí quyết giữ quan hệ tốt với khách hàng

Bí quyết “giữ vững phong độ” cho nhãn hiệu

5 điều cần chú ý khi kinh doanh trực tuyến

7 điều không nên nói với khách hàng của bạn

Học cách tiếp thị bằng nội dung hiệu quả

Làm thế nào để khách hàng trẻ tuổi trung thành với thương hiệu của bạn?



5 lý do mạng xã hội không phù hợp với công ty của bạn

3 mẹo SEO hữu ích trước những cập nhật mới nhất từ Google

"6 KHÔNG" khiến bạn kinh doanh thất bại!

8 lý do chọn "lặt vặt" hơn "đắt tiền" để khởi nghiệp

4 lưu ý khi xây dựng team Marketing thời trang

Tại sao kinh doanh không thể thiếu email marketing?

6 tuyệt chiêu marketing nhỏ "hút khách ầm ầm" trong mùa World cup

Bão đỏ quay cuồng, dùng CONTENT thế nào để không đắm xuồng chết yểu?!

Cần làm gì để kinh doanh thời trang trên mạng hiệu quả?

5 điều cần chú ý khi kinh doanh trực tuyến

Dưới đây là 5 yếu tố DN nên cân nhắc khi kinh doanh trực tuyến:

1. Bắt đầu bằng cách xác định đúng mục tiêu: 

Hãy xem xét những mục tiêu kinh doanh của trang web cùng những hoạt động tiếp thị phù hợp, đồng thời tìm hiểu những hành vi đặc trưng của khách hàng có lợi cho DN.

Mục tiêu đặt ra có thể là thu hút nhiều khách hàng đến với cửa hàng bao bi nhua, gia tăng số lượng yêu cầu nhận báo giá, nâng cao số lượng nhận thư quảng cáo, xem thêm một trang quan trọng khác trên trang web hay hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát.

Mỗi DN có một hình thức và phương thức hoạt động khác nhau, đồng thời các công cụ đo lường mức độ thành công cũng vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, điểm cốt yếu mỗi DN cần nắm là yếu tố nào phù hợp để chiến dịch tiếp thị đạt hiệu quả cao nhất.

2. Làm chủ phương thức đo lường quảng cáo: 

Một khi đã xác định được mục tiêu, DN cần bắt tay vào xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả nhằm thu hút khách hàng đến với cửa hàng và trang web của mình, qua đó đạt được những mục tiêu đề ra ban đầu.

Một thước đo hiệu quả quảng cáo trực tuyến có thể kể đến là tỷ lệ nhấp (CTR), là số lần nhấp chuột vào quảng cáo mà DN nhận được chia cho số lần quảng cáo hiển thị được biểu thị dưới dạng phần trăm.

Chỉ số CTR cho thấy mức độ phổ biến và tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo của người dùng. CTR cao là chỉ báo tốt rằng người dùng nhận thấy quảng cáo của bạn hữu ích và có liên quan.

3. Theo dõi số lượt nhấp chuột và chỉ số chuyển đổi:

Một yếu tố vô cùng quan trọng là nắm được tác động của những cú nhấp chuột và quảng cáo đến quyết định mua sản phẩm của khách hàng.

Thông qua công cụ miễn phí AdWords Conversion Tracking trong AdWords, DN có thể biết được hành vi, thao tác của khách hàng sau khi họ nhấp vào quảng cáo, biết được khách hàng có muốn mua sản phẩm hay chỉ nhận quảng cáo.

Bằng cách nhìn vào sự tác động của quảng cáo đến chỉ số chuyển đổi trên trang web, DN có thể đánh giá được những từ khóa và quảng cáo nào hiệu quả trong việc thu hút khách hàng, đồng thời đưa ra những quyết định đầu tư và chiến lược phù hợp.

4. Kiểm tra mức độ thúc đẩy giao dịch ngoại tuyến của hoạt động trực tuyến: 

Đối với một số DN, lượng khách hàng liên hệ trực tiếp hay ghé thăm cửa hàng đôi khi còn đáng giá hơn so với lượt truy cập trang web.

Khi khách hàng tìm kiếm những sản phẩm và dịch vụ địa phương thông qua thiết bị di động như các cửa hàng cung cấp phần cứng máy tính hay nhà hàng gần đó, họ thường chọn cách liên hệ trực tiếp.

Với phương thức quảng cáo “chạm tay gọi ngay” (click to call), khách hàng sẽ dễ dàng liên lạc với cửa hàng hơn sau khi thấy được quảng cáo. Trong các báo cáo về quảng cáo, DN có thể quản lý được số lượng các cuộc gọi từ khách hàng có được nhờ vào chiến dịch quảng cáo.

Tìm hiểu thêm: Túi tự huỷ sinh học  

5. Theo dõi tách biệt dữ liệu trang web trên thiết bị di động: 

Có nhiều người dùng cùng tiếp cận trang web trên thiết bị di động theo nhiều cách khác nhau, tại nhiều thời điểm trong ngày và với nhiều mục đích không giống nhau.

Ví dụ, vào thời điểm cuối tuần, Google nhận thấy nhiều điểm đánh dấu sử dụng trên Google Maps hơn những ngày trong tuần. Nhìn chung thì những thao tác trên thiết bị di động có chiều hướng gia tăng vào cuối ngày cũng như cuối tuần, đây là những thời điểm có lượt truy cập đông đảo nhất.

– Giữa thiết bị di động và máy tính có rất nhiều điểm khác biệt, vì thế sẽ tốt hơn nếu theo dõi dữ liệu trang web trên thiết bị di động một cách độc lập.

Khi tách biệt 2 dữ liệu trên 2 thiết bị khác nhau này, DN sẽ dễ dàng nắm rõ hơn những thao tác của người dùng khi truy cập trang web. Sau đó, với những dữ liệu này, DN có thể tối ưu hóa trang web thông qua các chiến dịch phù hợp.

– Như đã nói, một khi DN theo dõi dữ liệu một cách tách biệt giữa thiết bị di động và máy tính, thì việc tối ưu hóa trang web trên thiết bị di động cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Ví dụ, ngày nay rất nhiều khách hàng điều chỉnh kế hoạch du lịch ngay trên hành trình từ thiết bị di động; điều chỉnh, sắp xếp hay đặt phòng trở nên đơn giản và tốn ít thời gian hơn, thậm chí đôi khi có thể thực hiện các thao tác đặt phòng ngay sau khi đã tới điểm đến.

– Thiết bị di động đang góp phần làm thay đổi ngành kinh doanh du lịch nói riêng và tất cả mọi người nói chung. Thấu hiểu về sự tác động của thiết bị di động đến kinh doanh, đồng thời xây dựng các chiến dịch phù hợp sẽ là một hướng đi hữu hiệu giúp DN dễ dàng tiếp cận khách hàng mới.

Ngày nay, DN không phải đối mặt với vấn đề thiếu nguồn thông tin, thậm chí đôi khi còn “lạc” trong biển thông tin khổng lồ. DN muốn đạt được hiệu quả trong đo lường kinh doanh thì điều quan trọng là không ngừng thử nghiệm và hoàn thiện.

Cả khách hàng lẫn việc kinh doanh đều không ngừng phát triển, vì thế nên nhớ là đừng bao giờ “đem con bỏ chợ” và phải luôn tiếp tục cải thiện việc kinh doanh. Không có dữ liệu nào là đúng hoặc sai, chỉ là những dữ liệu đó có phản ánh được thị hiếu của khách hàng, giúp DN tiếp cận và gia tăng doanh số hay không mà thôi.

Tham khảo một số bài viết lien quan

3 nội dung truyền thông tạo ấn tượng mạnh với khách hàng

4 sai lầm khi phát triển năng lực lãnh đạo doanh nghiệp

5 bí quyết giữ quan hệ tốt với khách hàng

Bí quyết “giữ vững phong độ” cho nhãn hiệu

5 điều cần chú ý khi kinh doanh trực tuyến

7 điều không nên nói với khách hàng của bạn

Học cách tiếp thị bằng nội dung hiệu quả

Làm thế nào để khách hàng trẻ tuổi trung thành với thương hiệu của bạn?



5 lý do mạng xã hội không phù hợp với công ty của bạn

3 mẹo SEO hữu ích trước những cập nhật mới nhất từ Google

"6 KHÔNG" khiến bạn kinh doanh thất bại!

8 lý do chọn "lặt vặt" hơn "đắt tiền" để khởi nghiệp

4 lưu ý khi xây dựng team Marketing thời trang

Tại sao kinh doanh không thể thiếu email marketing?

6 lưu ý cho bài viết chuẩn SEO

10 lỗi thường gặp khi lên kế hoạch Marketing


7 điều không nên nói với khách hàng của bạn

Điều đó không có nghĩa là bạn nên lừa dối khách hàng. Sẽ là nghệ thuật nếu bạn nói với khách hàng rằng: “Tôi rất vui được đem lại cho ông bà điều này” chứ không phải là “Tôi không thể” “Tôi sẽ không làm được” hay “Đó không phải là công việc của tôi”. Dưới đây là 7 điều không nên nói trong bán hàng hay kinh doanh:

1. “Đó không phải là lỗi của tôi”

Bạn phải chịu trách nhiệm đối với mọi việc, dù đó là việc bán hàng hay cuộc sống riêng của bạn. Đừng đổ lỗi cho nền kinh tế, đừng đổ lỗi cho người khác, và đừng đổ lỗi cho các điều kiện ngoại cảnh, vì việc đổ lỗi là điều sẽ khiến bạn trở thành nô lệ.

Những người vĩ đại đã từ bỏ việc đổ lỗi từ rất lâu rồi. Họ dám lãnh và chịu trách nhiệm hoàn thành công việc. Nếu bạn sẵn sàng nhận uy tín vẻ vang khi chiến thắng, thì hãy sẵn lòng nhận tiếng xấu khi thất bại.

2. “Anh có thể tin cậy tôi”

Bạn có bao giờ nhận ra lúc khách hàng không hoàn toàn lắng nghe bạn? Điều này xảy ra vì khách hàng tiềm năng cho rằng bạn là người bán hàng họ không thể tin cậy.

Truyền thông luôn chạy những tin tức về sự lừa đảo và bịp bợm khiến khách hàng e ngại những người bán hàng. Mất tín nhiệm sẽ khiến bạn mất thời gian, và sự thiếu lòng tin từ các khách hàng tiềm năng sẽ khiến bạn không bán được hàng.

Nói câu “hãy tin tôi” với khách hàng sẽ không thể tạo được lòng tin và có khi còn gây tác động ngược lại. Để có được lòng tin của người mua, bạn phải hiểu rằng mọi người chỉ tin những điều họ thấy chứ không phải những điều họ nghe.

Hãy luôn luôn đưa ra tài liệu in để minh họa cho bài trình bày hoặc đề xuất của bạn bao bi nhua. Hãy đảm bảo sử dụng các tài liệu của bên thứ ba khi thu thập dẫn chứng để khách hàng ủng hộ những điều bạn đang nói, điều này sẽ bổ sung thêm tín nhiệm bên ngoài cho lời nói của bạn. Và bạn phải viết ra mọi thứ mình nói, đề nghị, đề xuất, gợi ý và ám chỉ trong kế hoạch đề xuất.

3. “Bản thân tôi cũng không dùng cái này”

Những người khác sẽ không bao giờ đồng ý với bạn nếu chính bạn cũng không bị thuyết phục bởi giá trị của sản phẩm. Nếu bạn đang làm việc cho một đại lý xe hơi, và bạn không lái loại xe hơi mà bạn đang bán, bạn sẽ mất tín nhiệm và lòng tin, không ai mua hàng của người mà họ không tin cậy.

Lý lẽ sẽ tạo nên hoặc hủy hoại bạn, và việc bán hàng của bạn chỉ có thể xong khi niềm tin của bạn vào sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng mạnh mẽ hơn lời phản đối của khách hàng tương lai. Lúc họ từ bỏ một số lý lẽ của họ là lúc việc bán hàng trở nên khả thi.

Bạn phải dốc 100% sức lực của mình trước khi có thể tối đa hóa các cơ hội của mình. Đừng bao giờ nỗ lực bán cho ai đó nếu bạn chưa bán trọn vẹn bản thân mình.

4. “Đây là chính sách của công ty”

Không ai muốn nghe điều này. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn thực hành qui tắc vàng, vì bạn biết mình ghét nghe nó. Không ai quan tâm tới chính sách công ty, họ chỉ quan tâm tới dịch vụ đang được cung cấp, vì vậy nên đừng sử dụng nó như cách để biện bạch vì sao bạn không thể, sẽ không làm điều gì đó cho khách hàng.

Nếu bạn có một chính sách mâu thuẫn với sự thoải mái của khách hàng, hoặc là hãy phá bỏ nó, hoặc là đừng tiếp tục nuôi dưỡng nó hoặc đưa ra một giải pháp trước khi bạn đề xuất vấn đề.

Hãy bán lý do. Sau đây là một vài ví dụ từ các công ty khởi sự: “Thưa ngài, tôi muốn ngài biết rằng, đây có thể không phải là nơi tốt nhất để…’ hoặc ‘Thưa bà, tôi hiểu rằng bà không có biên lai và tôi muốn giúp bà việc này. Nếu tôi đổi nó cho bà thì có giúp gì được cho bà không ạ?”

Tìm hiểu thêm: Túi tự huỷ sinh học  

5. “Chúng tôi rất cạnh tranh”

Ý kiến rằng “cạnh tranh là lành mạnh” có ý nghĩa đối với người tiêu dùng chứ không phải người bán hàng. Đừng cạnh tranh, hãy thống trị.

Khi Steve Jobs muốn xâm nhập lĩnh vực điện thoại di động, những người trong công ty Apple bảo ông nên gắn với iPod và đừng động tới lĩnh vực điện thoại. iPhone vẫn đang là chiếc điện thoại thông minh nổi tiếng nhất hành tinh hiện nay.

Đó là cách bạn thống trị một lĩnh vực, bạn cần phải trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. Hãy sử dụng LinkedIn, Twitter, Google+, Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội khác để trở thành thứ đầu tiên mọi người thấy hoặc nghĩ đến khi họ tìm kiếm loại sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

6. “Cái này có thể không nằm trong bảng giá của chúng tôi”.

Luôn luôn đối xử với người mua như người mua vì trong bán hàng, bất cứ ai tin họ có khả năng đánh giá trước khả năng của người mua đều sẽ kiếm được món hời. Nhiều người đã nói với tôi trong vô số tình huống rằng không có cách nào bán được hàng đâu, nhưng vì tôi đối xử với người mua như thể họ có thể thực hiện thương vụ, thì hãy đoán xem: họ đã làm như vậy thật.

Bất kể họ nói gì, rằng họ không có tiền, không có ngân sách, không muốn trả thuế, họ không phải là người quyết định, không thể hoặc sẽ không làm được, hãy luôn đối xử với họ như thể họ có thể và sẽ mua hàng.

7. “Hôm nay tôi được nghỉ”

Bạn phải luôn cởi mở với việc kinh doanh. Bạn đã bao giờ nhận được một cái email trả lời tự động thông báo “không có mặt ở văn phòng” khi cố gắng liên lạc với ai đó chưa? Đừng bao giờ tuyên bố rằng bạn đóng cửa đối với các cơ hội! Bạn cần làm bất cứ điều gì cần thiết để cởi mở đối với việc kinh doanh vào bất cứ lúc nào, với mọi vấn đề.

Tôi hiểu là đôi lúc bạn cần tập trung 100% cho gia đình. Nhưng việc kinh doanh vẫn tiếp diễn. Các Tweet và các bài đăng trên Facebook vẫn phải luôn được cập nhật để những người đang muốn tiếp cận với bạn không thể biết được bạn đang chơi trên sàn với các con hay đang đi nghỉ với bạn đời. Bạn phải luôn kết nối.

Tham khảo một số bài viết lien quan

3 nội dung truyền thông tạo ấn tượng mạnh với khách hàng

4 sai lầm khi phát triển năng lực lãnh đạo doanh nghiệp

5 bí quyết giữ quan hệ tốt với khách hàng

Bí quyết “giữ vững phong độ” cho nhãn hiệu

5 điều cần chú ý khi kinh doanh trực tuyến

7 điều không nên nói với khách hàng của bạn

Học cách tiếp thị bằng nội dung hiệu quả

Làm thế nào để khách hàng trẻ tuổi trung thành với thương hiệu của bạn?



5 lý do mạng xã hội không phù hợp với công ty của bạn

3 mẹo SEO hữu ích trước những cập nhật mới nhất từ Google

"6 KHÔNG" khiến bạn kinh doanh thất bại!

Bão đỏ quay cuồng, dùng CONTENT thế nào để không đắm xuồng chết yểu?!

Cần làm gì để kinh doanh thời trang trên mạng hiệu quả?

Học cách tiếp thị bằng nội dung hiệu quả

“Những lời hứa được thể hiện qua tiếp thị bằng nội dung là cách để doanh nghiệp kết nối trực tiếp với khách hàng. Khách hàng không muốn nghe về những gì doanh nghiệp đang làm mà muốn nghe về những gì doanh nghiệp có thể làm cho họ. Những nhãn hiệu thông minh sẽ không dùng tiếp thị nội dung để nói nhiều về bản thân mình”, Ann Hadley, Giám đốc tiếp thị bằng nội dung của MarketingProfs, giải thích.

Một trong những nhãn hiệu đã thể hiện thành công lời hứa của mình thông qua tiếp thị nội dung trong nhiều năm qua là Subway. Khi vào trang web của công ty này, người ta sẽ dễ dàng tìm thấy rất nhiều nội dung về tư vấn sức khỏe, các bí quyết để sống lành mạnh, các lời khuyên về chế độ ẩm thực của các bác sĩ, các chuyên gia huấn luyện và ẩm thực. Những nội dung như vậy không hề mang tính quảng cáo cho Subway.

Bên cạnh đó, nhãn hiệu này còn tài trợ cho những sự kiện vì sức khỏe cộng đồng như The Biggest Loser (Người giảm cân nhiều nhất) hay The American Heart Association Walk (Cuộc đi bộ do Hiệp hội Tim mạch Mỹ tổ chức). Tất cả đều phục vụ cho việc thể hiện một lời hứa thật sự của nhãn hiệu Subway, đó là giúp cộng đồng sống khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế cũng có một số nhãn hiệu chưa phân biệt rõ ranh giới giữa việc sử dụng tiếp thị nội dung để thể hiện lời hứa của nhãn hiệu và để quảng cáo cho mình. Dưới đây là những bài học kinh nghiệm từ những nhãn hiệu đã sử dụng thành công tiếp thị bằng nội dung để thể hiện lời hứa của nhãn hiệu và những nhãn hiệu chưa làm được điều này.

Học cách tiếp thị bằng nội dung hiệu quả

Thành công: LinkedIn

“Năm năm trước, LinkedIn chỉ đơn thuần là một trang web dành cho một ứng viên nào đó muốn tìm một việc làm. Dần dần, mạng xã hội đã này trở thành một nơi để mọi người chia sẻ những câu chuyện thành công, là điểm hội tụ của những nhân tài với nhiều tham vọng”, Handley nhận xét.

LinkedIn đã tạo ra sự thay đổi ấy thông qua LinkedIn Influencers Program (Những người có ảnh hưởng trong cộng đồng LinkedIn), một chương trình tạo diễn đàn để các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới như Bill Gates, Richard Branson và Guy Kawasaki chia sẻ các suy nghĩ của họ với các thành viên của LinkedIn.

Chương trình này không chỉ tạo cơ hội để các thành viên của LinkedIn trở thành “followers” (người theo dõi tin) của các nhà lãnh đạo hay những nhân vật thành công mà họ yêu thích mà còn đem đến cho mạng xã hội này một diện mạo mới là trở thành nơi hội tụ của những người tham vọng bao bi nhua.

Nội dung được đăng tải trên LinkedIn thường là những câu chuyện thú vị và có khả năng khơi nguồn cảm hứng sáng tạo rất cao cho các thành viên, chứ không nói nhiều về LinkedIn.

Chưa thành công: Facebook

Facebook cũng tạo ra diễn đàn Facebook Stories tương tự như LinkedIn, nhưng hướng người dùng đến những câu chuyện sử dụng Facebook theo nhiều cách khác nhau để làm cho cuộc sống của họ tốt hơn. Kết quả là những câu chuyện này quá dàn trải về chủ đề, phong cách và làm mất đi định hướng phục vụ một đối tượng khách hàng mục tiêu nào đó của trang web.

Mặc dù trở thành trang web có lượng truy cập đứng hàng thứ hai trên thế giới nhưng Facebook chỉ chú trọng nói về sản phẩm của mình và trở nên mơ hồ về khách hàng mục tiêu.

Theo các chuyên gia, để khai thác tiếp thị bằng nội dung thành công, doanh nghiệp cần phải có một chính sách xây dựng nội dung có trọng tâm. Các kế hoạch tiếp thị bằng nội dung tốt nhất phải đưa ra được những mục tiêu cụ thể và một danh sách các chủ đề đã được xác định trước.

Thành công: Marketo

Khi truy cập vào trang web của nhà cung cấp các giải pháp tiếp thị tự động này, khách hàng sẽ tìm thấy rất nhiều thông tin dưới dạng sách điện tử, hướng dẫn, phim video về những kiến thức chuyên môn mới nhất trong lĩnh vực tiếp thị từ nội bộ (inbound marketing) như bí quyết quản lý danh sách khách hàng triển vọng.

Những nội dung này không mang tính quảng cáo phần mềm của Marketo mà hoàn toàn là những lời tư vấn khách quan, có thể dùng như những cẩm nang cho các nhà làm tiếp thị. Nhờ đó, khi nghĩ đến inbound marketing, các nhà tiếp thị thường nghĩ ngay đến Marketo như một chuyên gia đáng tin cậy.

Chưa thành công: McDonald’s

Chương trình Moms’ Quality Correspondents của McDonald’s (Trao đổi của các bà mẹ về chất lượng của các khẩu phần ẩm thực mà McDonald’s cung cấp cho khách hàng) được cho là mang nặng tính thương mại, không thật và kém hữu dụng.

Chẳng hạn, người ta có thể đọc thấy những nội dung liên quan đến nhãn hiệu McCafé như: “Với tư cách là một thành viên của Moms’ Quality Correspondents trong hai năm qua, tôi đã kỳ vọng rằng McDonald’s sẽ đưa ra những yêu cầu cao hơn tiêu chuẩn bình quân của ngành đối với các nhà cung cấp của nhãn hiệu này. Và trường hợp của các sản phẩm nước giải khát mang nhãn hiệu McCafé cũng không phải là một ngoại lệ”. Người ta khó có thể tin được đó là cách phát biểu của một bà mẹ bình thường mà có lẽ đây là lời nói từ một ai đó thuộc bộ phận PR (quan hệ với công chúng) của McDonald’s.

Một “bà mẹ” khác nhận xét rằng chương trình cung cấp trang bị đồ chơi cho trẻ em Happy Meal Toy của McDonald’s “là một ý tưởng tuyệt vời của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này vì làm tăng giá trị của trải nghiệm cùng dùng bữa với nhau giữa các thành viên trong một gia đình”. Nhưng “bà mẹ” ấy lại không giải thích được làm thế nào một món đồ chơi bằng nhựa lại có thể làm tăng giá trị trải nghiệm cho dịp họp mặt gia đình.

“Từ rất lâu, McDonald’s đã trở thành một nơi để các gia đình tới lui, cùng ăn uống với nhau và đó vẫn còn là một lời hứa còn giá trị. Nhưng có lẽ nhãn hiệu này đang trong thời kỳ khủng hoảng về hình ảnh nhận diện… Đó là một tiệm cà phê, một nơi cung cấp thực phẩm tốt cho sức khỏe hay một cửa hàng bán thức ăn giá rẻ? Việc mất phương hướng trong định vị nhãn hiệu của mình đã khiến McDonald’s đưa ra những chương trình nhưMoms’ Quality Correspondents”, Steve Fansworth, một nhà chiến lược tiếp thị nội dung của Công ty B2B High Tech thuộc Steveology Group, nhận xét.

Fansworth cho rằng những câu chuyện như trường hợp trên của McDonald’s phản ánh một thực tế là 98% các công ty gặp thất bại trong tiếp thị bằng nội dung vì họ không gắn được nội dung với khách hàng mục tiêu và những “nỗi đau” của khách hàng, không nói lên được lý do vì sao khách hàng nên mua hàng.

“Thật khó để một nhãn hiệu ‘muốn trở thành mọi thứ, của mọi người’ thành công. Thay vào đó, trước tiên, các nhãn hiệu cần tập trung vào mục đích và những nhu cầu chính của khách hàng mục tiêu”, Fansworth khuyên.

Tham khảo một số bài viết lien quan

Học cách tiếp thị bằng nội dung hiệu quả

Làm thế nào để khách hàng trẻ tuổi trung thành với thương hiệu của bạn?



5 lý do mạng xã hội không phù hợp với công ty của bạn

3 mẹo SEO hữu ích trước những cập nhật mới nhất từ Google

"6 KHÔNG" khiến bạn kinh doanh thất bại!

8 lý do chọn "lặt vặt" hơn "đắt tiền" để khởi nghiệp

4 lưu ý khi xây dựng team Marketing thời trang

Tại sao kinh doanh không thể thiếu email marketing?

6 lưu ý cho bài viết chuẩn SEO

10 lỗi thường gặp khi lên kế hoạch Marketing

10 quy luật viết content marketing hiệu quả của David Ogilvy (p2)

10 quy luật viết content marketing hiệu quả của David Ogilvy (p1)

4 lưu ý khi thiết kế Backdrop Branding

6 tuyệt chiêu marketing nhỏ "hút khách ầm ầm" trong mùa World cup

Bão đỏ quay cuồng, dùng CONTENT thế nào để không đắm xuồng chết yểu?!

Cần làm gì để kinh doanh thời trang trên mạng hiệu quả?

3 nội dung truyền thông tạo ấn tượng mạnh với khách hàng

1. Sex Sex là hình thức phổ biến cho các chiến dịch truyền thông và thường nhận được sự quan tâm lớn của các đối tượng hướng đến. Nguy...